Chuyện về cô giáo cứu người đuối nước có chồng là chiến sĩ Công an cơ sở
Ngôi nhà cấp 4 nhỏ nhắn của anh Đinh Văn Dũng
và chị Nguyễn Thị Mai tại xóm Tân Thành, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định mấy ngày
nay trở nên nhộn nhịp lạ thường. Hàng xóm láng giềng và người thân, họ hàng tập
trung bàn tán rôm rả về câu chuyện cô giáo Nguyễn Thị Mai không ngần ngại lao
xuống sông Đào để cứu một em nữ sinh khỏi đuối nước rầm rộ trên mạng xã hộiđã
mấy hôm. Ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ xen lẫn vui mừng vì người quen của mình
“bất ngờ nổi tiếng”. Nhưng hạnh phúc và tự hào hơn ai hết lại là chồng chị - Đại úy Đinh Văn Dũng, cán bộ Công an phường Nam
Phong, thành phố Nam Định.
Ngôi
nhà nhỏ bé quét vôi màu trắng, lợp mái tôn ấm cúngnằm ngay mặt đường trục xã.
Cửa đã mở sẵn, đón tôi với một nụ cười mỉm nhẹ nhàng, người phụ nữ ấy vừa đon
đả chào vừa rót nước mời khách. Phòng khách có một chiếc ti vi, một bộ bàn ghế
cùng với 2 chiếc giường chập lại, thoải mái lấy chỗ cho 2 đứa trẻ con ngủ. Căn
nhà đơn sơ,vài chục mét vuông ấy là tổ ấm của 4 người, đôi vợ chồng trẻ và hai
đứa con "trứng gà, trứng vịt". Tiếng cười nói luôn rộn ràng không
ngớt, bởi ở đó có 2 đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện cùng chuyện tình lý tưởng
“giáo viên - chiến sĩ” mà bao lâu nay nhiều người vẫn thầm ngưỡng mộ.
Như
bất cứ người vợ chiến sĩ Công an nào, chị Mai luôn trân trọng những thứ thuộc
về chồng mình. Chiếc mũ kêpi treo ngay ngắn trên
tường, bộ quần áo quân phục mang quân hàm Đại úy, chị là phẳng phiu treo trong
tủ đồ, tiện cho chồng mặc mỗi ngày lên cơ quan. Vợ giáo viên, chồng Công an, 2 con đang tuổi ăn,
tuổi học, đồng lương công chức mấy
năm nay tuy cao hơn trước, nhưng cũng phải khéo léo chi tiêu lắm mới
đủ lo cho gia đình. Cuộc
sống vẫn còn nhiều lo toan, bộn bề song từ đồng nghiệp đến bà con lối xóm, ai
cũng yêu mến và bảo vợ chồng anh Dũng,
chị Mai “giàu” tình, “ giàu” nghĩa.
Thật đúng vậy, nếu không “giàu”
tình, “giàu” nghĩa thì sáng sớm hôm ấy, sau 2 đêm thức trắng vì trông người nhà
nằm viện, nước sông Đào chảy xiết, em nữ sinh chấp chới giữa dòng nước, đám
đông nhốn nháo không ai dám nhảy xuống thì chị lại sẵn sàng đi về phía hiểm
nguy, để giữ lại một mạng sống cũng như gieo thêm thật nhiều hy vọng về tình
người, về những điều tử tế trong xã hội này. Chia sẻ với tôi chị Mai cho biết “Chị chẳng
kịp suy nghĩ nhiều, chỉ kịp chạy theo lối thang bộ rồi
lao xuống sông bơi đuổi theo hướng dòng nước nơi nữ sinh đang bị cuốn
trôi. Dù rất mệt, nhưng chỉ nghĩ làm thế nào để cứu được người thôi”. Là giáo viên Thể dục có năng lực chuyên môn tốt, 2 lần đạt Huy chương
Vàng tại Hội thi thể dục thể thao Bộ Quốc phòng năm 2019 và 2024. Kỹ năng của
chị là điểm cộng nhưng không phải ai cũng không màng đến tính mạng củabản thân để cứu người khác trong lúc nguy hiểm. Đứng trước
thời khắc sinh tử, không áo phao, không công cụ hỗ trợ, không một chút do dự, chỉ
có bản năng thương người và một trái tim dũng cảm, chị đã giành giật được sự
sống cho người khác từ tay tử thần. Em nữ sinh nợ chị một mạng sống, còn chị đã
trở thành “người hùng” trong mắt rất nhiều người bằng cách không ngờ nhất.
(Đồng
chí Đại tá Mai Đại Trưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh cùng Đoàn công tác trao
Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh tặng cô giáo Nguyễn Thị Mai)
Dù nhận được rất
nhiều những lời ca ngợi, thán phục nhưng cả 2 vợ chồng chỉ nghĩ đó là hành động
bản năng trongtình thế nguy cấp. Ánh mắt chị trở nên long lanh hơn khi nhắc đến
chồng mình, Đại úy Đinh Văn Dũng, cán bộ Công an phường Nam Phong, thành phố
Nam Định. Giản dị, hiền lành, chân chất nhưng vô cùng tâm huyết và mẫn cán với
công việc là những gì người ta nói về anh.
Bên chén nước chè,
câu chuyện lại càng thêm rôm rả. Chị chia sẻ “Công việc của một người cán bộ Công an
công tác tại cơ sở hầu như không có lúc nào ngơi nghỉ. Càng những ngày lễ,
Tết, anh càng bận. Lo cho
chồng, thương chồng bao nhiêu lại càng ý thứccuộc sống bình yên hôm nay một
phần nhờ vào những vất vả hy sinh của những chiến sĩ Công an, công việc vinh
quang mà chồng mình đang theo đuổi. Bởi vậy chị không những lo toan chu toàn
việc nhà, việc dạy học mà còn luôn động viên anh yên tâm công tác”.
(Vợ chồng Đại úy Đinh Văn Dũng và chị Nguyễn Thị
Mai)
Còn về phía Đại úy Đinh Văn Dũng,
anh cũng không giấu được sự xúc động và tự hào khi nói về vợ mình. Anh tâm sự“Hơn 10 năm công tác từ khi còn ở Trại giam
Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đến khi nhận nhiệm vụ tại Đội Cảnh sát
trật tự Công an thành phố Nam Định, Công an phường Vị Hoàng hay từ tháng 9/2024
đến giờ là cán bộ Công an phường Nam Phong, tôimay mắn vì có một người vợ tần
tảo hết lòng vì chồng vì con, có 2 đứa con chăm ngoan học giỏi luôn hiểu và
thông cảm cho công việc của bố.Xác định mình là lính, là công bộc của
dân thì phải chấp nhận sự gian khổ, khó khăn, chẳng cần biết là ngày hay đêm,
mưa hay nắng, lúc nào cũng sẵn sàng thường trực ở đơn vị 24/24h. Nhiều lần phải
rời bữa cơm đầm ấm gia đình, rũ chăn ấm khi trời đông giá rét nhưng hạnh phúc
gia đình người chiến sĩsẽ trọn vẹn hơn khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao”.
Nhiệm vụ gắn với địa bàn dân cư nên không đợi những việc “đao
to búa lớn”, chỉ cần mình chú ý quan tâm đến dân một chút; nhà dân có đám tang
anh đến thăm hỏi thắp nén nhang, đám cưới có bó hoa, nhà nào có con em đỗ Đại
học anh đều đến động viên, chúc mừng... Anh nhớ hồi tháng 9 năm ngoái, khi bão
YaGi ập đến, nhiều nơi ở Nam Định chìm trong biển nước, Nam Phong là một trong
những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi nước lũ lên cao, có nơi ngập sâu
gần 2m anh cùng anh em Công an phường vận động bà con đi sơ tán. Có bà Trần Thị
Thư tuổi đã cao lại sống một mình sát bờ sông nhất định không chịu di dời. Sau
hơn nửa ngày thuyết phục, động viên, cuối cùng bà Đào cũng chịu rời đi. Chính
anh Dũng là người đã cõng bà đến nơi sơ tán an toàn. Những ngày gần đây, anh
cùng đồng đội trong Công an phường Nam Phong miệt mài tuyên truyền, hướng dẫn
nhân dân tham gia góp ý, dự thảo sửa đổi, bổ sung hiến pháp năm 2013 trên ứng
dụng VneId. Chính sự gần gũi, tận tâm trong công việc của Đại úy Đinh Văn Dũng,
nên mỗi hộ gia đình trong khu vực đều xem anh là một thành viên quan trọng, và
luôn nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội
phạm ở địa phương.

(Đại
úy Đinh Văn Dũng cùng cán bộ, chiến sĩ Công an phường Nam Phong tham gia chống
bão YaGi hồi tháng 9/2024)
Chị
lấy anh cũng vì yêu tính cách giản dị của người chiến sỹ Công an ấy. Chị luôn
biết anh cần gì và hạnh phúc được chia sẻ với anh những khó khăn trong công
việc. Ấy là những buổi tối anh thường xuyên về muộn, mâm cơm vẫn nóng sốt chờ
đợi. Là câu chuyện rôm rả của hai vợ chồng, tiếng cười đùa của các con với bố.
Và thường xuyên từ khi lấy anh đến giờ, cánh cửa đêm 30 luôn hé mở sang ngày
Mùng 1 Tết. Trong nhà, hai đứa con chờ bố về đã mệt và ngủ say trên giường,cònchị ngồi lặng lẽ, trong lòng ấm áp chờ anh đi
trực mang theo mùa xuân về nhà.


(Tổ ấm hạnh phúc của Đại úy Đinh Văn Dũng và
chị Trần Thị Mai)
Nhìn
cách 2 vợ chồng anh chia sẻ và đồng cảm với nhau, tôi hiểu vì sao trong suốt mười
mấynăm công tác, anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Cuộc
gặp gỡ không dài nhưng đủ để tôi có cảm nhận đẹp vềmột người phụ nữ “giỏi việc nước,
đảm việc nhà” và một chiến sĩ Công an mang gương mặt rắn rỏi nhưng lại có nụ
cười rất hiền cùng một màu áo lính đã in vết tích thời gian. Màu áo ấy anh vẫn
mặc thường ngày, chen giữa muôn hình vạn trạng của cuộc sống để gìn giữ sự bình
yên và hạnh phúc cho nhân dân
Tôi
chia tay anh Dũng, chị Mai trong ráng chiều đỏ ối bắt đầu phủ lên thành phố,
khi anh sắp bước vào ca trực mới. Ấn tượng lớn nhất vẫn là nụ cười hiền của cả
2 vợ chồng. Tôi chúc cho anh chị mãi giữ được sự thiện lương, giữ được nụ cười
hiền hậu và ngày càng vững tin hơn trong công việc thầm lặng mà vinh quang của
mình, dẫu cuộc sống vẫn bộn bề những lo toan.
Nguồn:
Thùy Dương – Công an tỉnh Nam Định